Nếu đang tìm cách nâng cao thương hiệu, gây ấn tượng và gia tăng mức độ tương tác với khách hàng lên một tầm cao mới thì điều bạn cần là một chương trình Activation hiệu quả. Mà cách làm activation hiệu quả thật ra không phải quá khó khăn nếu như bạn nắm bắt được những vấn đề cốt lõi ở dưới đây!
Lợi ích đem đến từ các chương trình activation
Activation dịch ra tiếng Việt được hiểu là kích hoạt thương hiệu. Một chương trình activation được tổ chức nhằm mục đích tạo nhận thức về thương hiệu, tăng cường lòng trung thành của khách hàng và xây dựng kết nối lâu dài với đối tượng mục tiêu. Hầu hết các chương trình acitvation là trải nghiệm trực tiếp với các hoạt động cùng thương hiệu để mọi người tham gia.
Mục tiêu lớn nhất của việc tổ chức một chương trình activation là nâng cao thương hiệu, thúc đẩy sự tương tác thông qua trải nghiệm trực tiếp để làm cho thương hiệu của bạn trở nên có ý nghĩa, dễ nhận biết và đáng tin cậy hơn đối với đối tượng mục tiêu của bạn.
Tóm tắt một cách ngắn gọn về lợi ích của các chương trình activation chính là:
- Tiếp cận đối tượng mới chưa tương tác với thương hiệu của bạn.
- Củng cố vị trí của công ty trên thị trường, với tư cách là một thương hiệu lâu đời.
- Thu thập dữ liệu khách hàng và phản hồi của người tiêu dùng trong thời gian họ tương tác với thương hiệu của bạn.
- Tiết kiệm ngân sách quảng cáo.
- Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.
Ngày nay, khi những lời nói sáo rỗng không còn đem lại quá nhiều hiệu quả, khách hàng tin vào những gì họ được trải nghiệm trực tiếp hơn. Và đó là lý do mà activation trở thành một phần không thể thiếu trong rất nhiều kế hoạch xây dựng thương hiệu của nhiều nhãn hàng.
Lưu ý trong cách làm activation hiệu quả
Kịch bản activation thật ra không có quá nhiều thay đổi mà sẽ diễn ra theo một chuỗi hoạt động lặp đi lặp lại mỗi ngày. Chẳng hạn như mời khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm, phát sampling, tổ chức trò chơi tặng quà,… Nhưng để có một chương trình activation thật sự đáng nhớ thì sẽ có những bí quyết mà bạn cần biết.
Cụ thể về cách làm activation hiệu quả ra sao sẽ được chúng tôi tóm tắt lại ở các đề mục chính yếu như sau:
1. Biết rõ khách hàng mục tiêu của bạn là ai
Khi bạn biết đối tượng của mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại thương hiệu và thông điệp quan trọng đối với họ. Xác định chính xác về tệp khách hàng sẽ giúp bạn lên kịch bản, thiết kế chương trình activation của mình sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ nếu là sản phẩm dành cho giới trẻ thì các hoạt động trải nghiệm, tương tác sáng tạo, khác biệt sẽ có sức hấp dẫn hơn. Còn ở phân khúc dịch vụ cao cấp thì tính chuyên nghiệp, đẳng cấp của thương hiệu vẫn cần được đề cao chứ không nên mang tính thương mại hóa quá cao.
2. Đừng quên kể câu chuyện thương hiệu trong chương trình activation
Kể chuyện là điều cần thiết trong trải nghiệm thương hiệu và để kích hoạt thương hiệu của bạn. Kể chuyện có thể được thực hiện theo nhiều cách bao gồm trải nghiệm AR và VR, các yếu tố kỹ thuật số và tương tác trực tiếp,…
Nhưng đừng để câu chuyện chỉ diễn ra ở một chiều. Các thương hiệu cần biết cách sắp xếp để đưa người dùng trở thành một phần của câu chuyện bằng cách cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa và khuyến khích họ chia sẻ những trải nghiệm đó trên các trang mạng xã hội của mình. Điều này cũng sẽ mở ra cơ hội cho thương hiệu của bạn được biết đến bởi cả những người không tham dự trực tiếp vào chương trình activation.
3. Thu hút bằng nhiều giác quan
Việc sử dụng kết hợp các yếu tố như âm nhạc, hình ảnh, kết cấu và chuyển động sẽ tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ hơn. Trải nghiệm đa giác quan sẽ kích hoạt kết nối cảm xúc đích thực.
Ví dụ như các chương trình activation thường có phát thêm những bài hát thương hiệu, hay trò chơi tương tác cùng thương hiệu để làm khách hàng ghi nhớ lâu hơn.
4. Chương trình activation với nhiều trải nghiệm bất ngờ, lý thú
Đừng ngại làm điều gì đó kỳ lạ, mới mẻ hoặc hoàn toàn bất ngờ khi thiết kế chương trình activation. Người tiêu dùng có nhiều khả năng nhớ một trải nghiệm kỳ lạ hơn là trải nghiệm sự kiện “thông thường”. Thu hút sự chú ý của người tham dự vào gian hàng của bạn và khiến họ đủ tò mò để tham gia.
Các hoạt động tốt nhất sẽ gây ngạc nhiên, thích thú và thu hút sự chú ý của khán giả. Ví dụ: thay vì phát các mẫu thực phẩm hoặc đồ uống tại bàn, hãy thử thiết lập một màn hình “xe tải thực phẩm” hoặc một gian hàng theo chủ đề dã ngoại.
5. Lắng nghe
Hãy lắng nghe những gì người tiêu dùng nói. Cuộc trò chuyện hai chiều giúp mang lại trải nghiệm cá nhân hóa hơn. Chưa kể, nó mang đến cho bạn cơ hội nhận được phản hồi có giá trị về chính sự kiện, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, lượt thích và không thích cũng như các thông tin cần thiết khác. Khi người tiêu dùng cảm thấy họ quan trọng với bạn, thì bạn cũng quan trọng với họ, tạo ra lòng trung thành và xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
6. Đẩy mạnh nhận biết về chương trình activation trên các kênh truyền thông khác
Mạng xã hội chính là công cụ tốt nhất cho các chương trình activation hiện nay. Cách làm activation hiệu quả là hãy tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên mạng xã hội, mở rộng phạm vi tiếp cận của chương trình.
Và ngoài những cách làm activation hiệu quả kể trên, nếu bạn cần một đơn vị chuyên nghiệp xây dựng chương trình activation từ A – Z thì hãy liên hệ ngay với Sixth Sense Media để được hỗ trợ nhé!
Công ty CP Truyền thông quảng cáo ngoài trời – SIXTH SENSE MEDIA
VP Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (0243) 237 3692
Hotline: 0982 513 898
VP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
Tel: (08) 88 589 489
Hotline: 0934 519 516
Email: contact@ssm.vn