Nắm rõ kích thước bảng hiệu ngoài trời là một bước quan trọng để doanh nghiệp có thể phân bổ được bố cụ thiết kế hợp lý. Đặc biệt, chúng còn giúp bạn tránh được những sai lầm về mặt pháp lý có thể gây ảnh hưởng tới chiến dịch, uy tín của thương hiệu, sản phẩm.
Bảng hiệu ngoài trời bao gồm những gì?
Bảng hiệu ngoài trời là danh từ chung để chỉ những vật phẩm quảng cáo được trình bày trên đường phố với kết cấu bao gồm: cột trụ (nếu có), khung đỡ biển, mặt biển căng quảng cáo bằng chất liệu bạt Hiflex hay giấy in PP. Chúng được thể hiện dưới nhiều kích thước, từ nhỏ tới cực đại.
Các loại bảng hiệu ngoài trời bao gồm nhiều hình thức: poster, băng rôn, bảng hiệu công ty, biển quảng cáo ngoài trời, pano, billboard, màn hình led,…
Quy định về kích thước bảng hiệu ngoài trời
Tại Thông tư 19/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng đã quy định rõ về từng kích thước bảng hiệu ngoài trời được phân loại cụ thể như sau:
1. Kích thước banner quảng cáo ngoài trời
Banner quảng cáo ngoài trời ở đây được hiệu là các loại cờ phướn, băng rôn dọc và ngang được treo trên đường phố. Trong đó:
- Băng rôn ngang phải được gắn tại các vị trí cố định trên các tuyến đường trong đô thị, trung tâm.
- Băng rôn dọc (phướn, cờ đuôi nheo) được treo tại các cột đèn chiếu sáng.
- Khoảng cách treo băng rôn phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể và vị trí quy hoạch để quy định phù hợp với từng địa phương.
Quy định cụ thể về kích thước của băng rôn quảng cáo được nêu rõ trong bảng sau:
2. Kích thước biển quảng cáo ngoài trời ngoài đô thị
Khu vực ngoài đô thị với quỹ đất rộng cùng nhiều tuyến đường lớn là địa điểm hoàn hảo để xây dựng các công trình biển quảng cáo kích thước lớn. Bao gồm cả biển quảng cáo 1 mặt hoặc biển quảng cáo nhiều mặt, đa phần xây dựng theo hình thức billboard quảng cáo.
Quy định về kích thước biển quảng cáo tấm lớn khu vực ngoài đô thị có trong bảng sau:
3. Kích thước biển hiệu quảng cáo đặt trên vỉa hè trong đô thị
Việc đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu phải tuân theo các quy định sau:
- Vị trí: đặt ở cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
- Kiểu dáng: biển hiệu ngang hoặc biển hiệu dọc;
- Kích thước:
+ Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2,0 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt nhà;
+ Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1,0 m, chiều cao tối đa là 4,0 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Kích thước bảng quảng cáo ngoài trời tại cầu vượt, công viên, hai bên tuyến đường đô thị
Hai bên các tuyến đường đô thị, cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ, trong các công viên, trên dải phân cách của đường đô thị được phép lắp đặt bảng quảng cáo tấm nhỏ và phải tuân theo các quy định sau:
a) Hai bên các tuyến đường đô thị:
- Hình thức: bảng quảng cáo đứng độc lập;
- Vị trí: tính từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng tối thiểu là 5,0 m;
- Chiều cao tối thiểu 5,0 m; chiều cao tối đa 10 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo;
- Hai bảng quảng cáo liền kề trên cùng tuyến đường phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 100 m theo chiều dọc tuyến đường.
b) Tại cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ:
- Hình thức: treo, gắn trên tường, lan can cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ;
- Vị trí: mặt phía trong cầu vượt/ đường hầm dành cho người đi bộ.
c) Trong các công viên:
- Hình thức: bảng quảng cáo đứng độc lập;
- Vị trí: trong khuôn viên của công viên;
- Chiều cao tối thiểu 5,0 m; chiều cao tối đa 10 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo.
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương và địa hình cụ thể của khu vực có thể có quy định riêng.
d) Trên dải phân cách của đường đô thị:
- Hình thức: hộp đèn quảng cáo đứng độc lập;
- Yêu cầu kỹ thuật: tuân theo các quy định trong Bảng sau:
5. Kích thước pano quảng cáo đặt tại các công trình, nhà ở riêng lẻ
Pano quảng cáo là loại biển được sử dụng phổ biến trong không gian đô thị nhờ đặc tính phù hợp với quy hoạch, hạ tầng thực tiễn của nơi đây. Biển được gắn lên phía bên hông hoặc mặt trước của các ngôi nhà, tòa nhà cao tầng. Kích thước các pano ngoài trời được quy định như sau:
a) Bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường bên công trình/nhà ở:
- Chiều cao tối đa 5 m, chiều dài không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng. Số lượng không quá 2 bảng;
- Đối với công trình/nhà ở 4 tầng trở xuống, chiều cao của bảng quảng cáo ốp vào mặt tường bên không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m;
- Đối với công trình/nhà ở 5 tầng trở lên toàn bộ diện tích mặt bảng quảng cáo phải gắn, ốp vào mặt tường bên.
b) Bảng quảng cáo đặt tại mặt tiền công trình/nhà ở :
- Bảng quảng cáo ngang:
+ Mỗi tầng chỉ được đặt một bảng, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình/nhà ở; mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m;
+ Vị trí: ốp sát vào ban công, mép dưới bảng trùng với mép dưới của sàn ban công hoặc mái hiên.
- Bảng quảng cáo dọc:
+ Chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình/nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo, mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m;
+ Vị trí đặt: ốp sát vào mép tường đứng;
- Đối với công trình/nhà ở một tầng chỉ được đặt 1 bảng ngang và 1 bảng đứng.
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương và địa hình cụ thể của khu vực có thể có quy định riêng.
6. Kích thước bảng hiệu ngoài trời tại một số khu vực cụ thể:
- Trong khuôn viên đô thị, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe, bãi đỗ xe, các công trình quảng cáo có diện tích tối đa là 40m².
- Trong các khu vực hạn chế xây dựng, các công trình quảng cáo bằng hộp đèn, đèn uốn chữ, bảng trivision (bảng lật 3 mặt), màn hình điện tử, có diện tích tối đa là 20 m².
7. Kích thước màn hình điện tử
Màn hình điện tử dùng làm công trình quảng cáo đặt trong phạm vi lộ giới đường giao thông không được dùng âm thanh và phải tuân theo các quy định sau:
- Vị trí: từ mép đường (vai đường) đến cạnh gần đường nhất của màn hình, tối thiểu là 5,0 m;
- Diện tích tối đa một mặt màn hình: 100 m²;
- Chiều cao tối thiểu: 10 m tính từ mặt đường đến cạnh dưới của màn hình điện tử;
- Khoảng cách: tùy theo tình hình thực tế của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cụ thể cho phù hợp.
Màn hình điện tử đặt tại các khu vực công cộng phải tuân theo các quy định sau:
- Diện tích từ 40 m² đến 60 m²;
- Không được đặt tại các nút giao thông, không được dùng âm thanh;
- Chiều cao tính từ mặt đường đến mép trên của màn hình tối thiểu 15 m.
Quy định xử phạt với vi phạm kích thước bảng hiệu ngoài trời
Các mức xử phạt vi phạm về kích thước, diện tích các loại băng rôn, biển bảng quảng cáo ngoài trời được nêu rõ trong Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Mọi thông tin chi tiết liên quan tới vấn đề kích thước bảng hiệu ngoài trời hay tất cả thông tin về các loại biển quảng cáo ngoài trời cần được tư vấn cụ thể hơn, quý khách có thể liên hệ trực tiếp về:
Công ty Truyền thông Giác Quan Thứ Sáu – SIXTH SENSE MEDIA
VP Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (0243) 237 3692
Hotline: 0982 513 898
VP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
Tel: (08) 88 589 489
Hotline: 0934 519 516
Email: contact@ssm.vn
Nguồn tham khảo:
1. Thư viện Pháp Luật
2. Thư Ký Luật